Được sự quan tâm hỗ trợ của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên đã tích cực, chủ động phối hợp với Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm T.phố Hồ Chí Minh các đơn vị liên quan, thực hiện các nội dung công việc đã nêu trong Thuyết minh đề tài đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, cụ thể như sau:
- Đã điều tra, phỏng vấn, tổng hợp phiếu điều tra, sưu tầm các tư liệu, số liệu có liên quan đến tình hình phát triển nhãn lồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2019. Hoàn thành 2 Báo cáo chuyên đề: Đánh giá hiện trạng về diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu giống, quy trình canh tác nhãn lồng Hưng Yên và Đánh giá thực trạng về thu hoạch và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng tại Hưng Yên.
- Xây dựng 06 mô hình thâm canh Nhãn sử dụng phân bón Phú Mỹ tại 6 huyên, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên, mỗi huyện, thành phố 1 mô hình. Trong 06 mô hình đa dạng về trình độ, có 2 chủ mô hình có trình độ thâm canh cao, 2 chủ mô hình có trình độ thâm canh khá và 2 chủ mô hình có trình độ thâm canh trung bình với quy mô trung bình 0,5 ha/mô hình. Định kỳ hang tuần theo dõi, trao đổi hướng dẫn các chủ mô hình thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhãn đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. ( Ảnh mô hình tại Minh Phượng – Tiên lữ )
- Đã thực hiện 9 lớp tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và sử dụng phân bón Phú Mỹ chăm sóc cây nhãn theo hướng sản xuất nhãn an toàn (Vietgap, Globgap) với sự tham gia của trên 450 cán bộ liên quan, các Hội viên Hội Nhãn lồng, các hộ nông dân trong mô hình và các hộ ngoài mô hình có nguyện vọng phát triển cây nhãn. Đạt 150% so với kế hoạch của Đề tài. - Đã soạn thảo và in tài liệu” Quy trình kỹ thuật sử dụng Phân bón Phú Mỹ thâm canh nhãn “ cấp cho những người tham gia tập huấn và sẽ đăng trên trang tin điện tử của Hội. Góp phần tích cưc trong việc nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng và sử dụng phân bón Phú Mỹ chăm sóc nhãn theo quy trình sản xuất an toàn cho người người trồng nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kết quả các hộ mô hình đã đạt đươc khi ứng dụng phân bón Phú Mỹ trong thâm canh nhãn nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả ( Ảnh tập huấn )
- Đã nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Chè long nhãn hạt sen từ 16 nguyên liệu (Cùi nhãn, Hạt sen, Nha đam, Nấm tuyết, Táo đỏ, Hạt cây hương nhu, Kỷ tử, Dịch hoa cúc, Hương sen, Đường…) và Trà long nhãn hoa cúc từ 9 nguyên liệu ( Long nhãn, Nụ hoa cúc vàng, Cam thảo , Kỷ tử, Lạc tiên, Rễ cỏ tranh, Đường …), lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm tại Công ty TNHH Dịch vụ KHCN Khuê Nam theo quy định. Phiếu kết quả kiểm nghiệm 11 chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng tại Việt nam. ( Ảnh sản phẩm )
Ngày 23/11/2019 Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí phối hợp với Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên tổ chức buổi Tọa đàm “ Ứng dụng phân bón Phú Mỹ trong việc phát triển cây nhãn và các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị nhãn lồng Hưng Yên “ tại Khách sạn Thái Bình, thành phố Hưng Yên với sự tham gia của trên 250 đại biểu, đã trưng bày 300 lon Chè sen long nhãn và 300 lon Trà long nhãn hoa cúc và khảo sát lấy ý kiến nhận xét của các đại biểu. Sau khi quan sát nhãn mác, bao bì, các chỉ tiêu chất lượng và sử dụng Chè sen long nhãn, Trà long nhãn hoa cúc, các đại biểu đánh giá cao kết quả nghiên cứu và hy vọng sau khi hoàn thiện công nghệ, đưa vào sản xuất sẽ góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ nhãn, tạo điều kiện thuận lơi tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng, chế biến nhãn
(Ảnh tọa đàm)
Qua thời gian sử dụng Phân bón Phú Mỹ thâm canh cây trồng nói chung, trong đó có cây ăn quả và đặc biệt là cây nhãn cho thấy: Phân bón NPK Phú Mỹ là phân bón chất lượng cao, có đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng; NPK Phú Mỹ đa dạng với hàm lương N,P,K và các nguyên tố trung, vi lượng khác nhau phù hợp với từng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây nhãn nói riêng, ví dụ: NPK 16-16-8+TE phù hợp cho giai đoạn thúc lộc sau thu hoạch và giai đoạn cây nuôi quả non, NPK 15-15-15+TE phù hợp cho giai đoạn sau quả non đến khi làm cùi, NPK 10-11-20+TE phù hợp cho giai đoạn quả làm cùi đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó , Phân bón Phú Mỹ còn có Polysulphate dùng để bón khoảng 2-3 lần , lần 1 khi quả bắt đầu làm cùi, lần 2 khi quả nhãn vào nước 1, lần 3 khi quả nhãn vào nước 2 trước khi thu hoạch hạn chế rụng quả và nứt vỏ đồng thời làm tăng hàm lượng cùi, tăng độ ngọt và giúp màu sắc quả sáng đẹp.
Trên cơ sở định hướng,quy hoạch phát triển nhãn lồng của tỉnh Hưng Yên và những kết quả ứng dụng phân bón Phú Mỹ thâm canh nhãn, Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yển trân trọng cám ơn và đề nghị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí quan tâm hỗ trợ giúp đỡ Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên để đề tài được tiếp tục tổ chức nghiên cứu sâu hơn trong những năm tới với trọng tâm là:
-Duy trì và nhân rộng các mô hình thâm canh Nhãn sử dụng phân bón Phú Mỹ tại các huyên, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên; Nghiên cứu mô hình phù hợp phát triển cây nhãn ở các nơi công cộng, đình chùa, ven đê , vườn tạp ;
-Nghiên cứu chế tạo thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa khâu bóc cùi nhãn ( xoáy nhãn) , sấy long nhãn;
-Nghiên cứu Công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ bản từ cùi nhãn như : nước cốt long nhãn, bột long nhãn làm nguyên liệu pha chế đồ uống, thực phẩm chức năng, kẹo bánh; nghiên cứu hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ chiết tách một số tinh chất, hoạt chất có dược tính quý từ cùi nhãn, vỏ nhãn, hạt nhãn làm dược phẩm v.v... góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ long nhãn, từng bước khắc phục tình trạng xuất long nhãn thô, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm nhãn lồng...
-Hỗ trợ các hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng phân bón Phú Mỹ thâm canh nhãn và ứng dụng các tiến bộ KH&CN chế biến các sản phẩm từ nhãn nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người trồng nhãn.
Tiến sĩ Ngô Hùng Mạnh
Chủ tịch Hội Nhãn lồng –Chủ nhiệm Đề tài