Trang chủ >> Khoa học và công nghệ >> Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Foc gây bệnh héo vàng lá chuối

Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Foc gây bệnh héo vàng lá chuối

03/12/2024 | 19

Ngày 3/12, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Fusarium oxysporum f.sp.cubense (Foc) gây bệnh héo vàng lá chuối tại tỉnh Hưng Yên” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện.

Ngày 3/12, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Fusarium oxysporum f.sp.cubense (Foc) gây bệnh héo vàng lá chuối tại tỉnh Hưng Yên” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện.

Các đại biểu dự hội nghị nghiệm thu

Các đại biểu dự hội nghị nghiệm thu

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phân lập và làm thuần được 24 chủng nấm từ 110 mẫu có triệu chứng bệnh héo vàng tại tỉnh Hưng Yên. Kết hợp đặc điểm sinh học và kết quả tái lây nhiễm đã chọn ra 6 chủng nấm KC1, KC2, KC3, KC4, KĐ3, TP1 giống với chủng Foc gây bệnh héo vàng lá chuối. Sử dụng biện pháp sinh học phân tử định danh được 6 chủng nấm gây bệnh, trong đó, 3 chủng KC1, KC2, KC3 được xác định là Fusarium oxysporum f.sp.cubense – Tropical Race 4 (Foc-TR4). Sàng lọc, tuyển chọn được 3 chủng xạ khuẩn XK27, XK83, XK148 có khả năng kháng mạnh với nấm Foc-TR4. Hoạt tính dịch nuôi và dịch chiết tế bào của ba chủng xạ khuẩn XK27, XK83, XK148 có khả năng ức chế mạnh sự phát triển của nấm Foc-TR4. Xác định được điều kiện nuôi cấy phù hợp để chủng sinh vật đã tuyển chọn sinh hoạt chất kháng nấm Foc-TR4 cao. Xác định được các thông số kỹ thuật trong nhân giống cấp 1, cấp 2 của ba chủng xạ khuẩn. Đã sản xuất được chế phẩm dạng bột bảo đảm ổn định mật độ xạ khuẩn lớn hơn hoặc bằng 2x108CFU/g từ 3 chủng xạ khuẩn tuyển chọn với tỉ lệ 1:1:1 với chất mang là cám gạo (chế phẩm XC-79). Hiệu lực của chế phẩm trong kiểm soát nấm Foc gây bệnh trên chuối ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới là 82,22%. Điều kiện bảo quản chế phẩm phù hợp là ở nhiệt độ phòng trong 6 tháng. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm XC-79 trong phòng trừ nấm Foc trên diện tích 1 héc ta trồng chuối tại xã Đại Tập (Khoái Châu) đạt tỉ lệ kháng bệnh 78,5%. Xây dựng được quy trình sử dụng chế phẩm XC-79 trên chuối ở tỉnh Hưng Yên. 

Các thành viên hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ đã tham gia ý kiến đóng góp để hoàn thiện các nội dung, báo cáo của nhiệm vụ và bỏ phiếu đánh giá nhiệm vụ đạt yêu cầu.

Mai Nhung


Các bài viết khác