Trang chủ >> Liên hiệp hội Việt Nam >> Công nghệ bảo quản đối với quả vải thiều

Công nghệ bảo quản đối với quả vải thiều

09/04/2018 | 1155

Vải là cây trồng đặc sản có diện tích và sản lượng lớn tại Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Tuy nhiên, quả vải lại nhanh bị hư hỏng sau khi thu hoạch. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo quản vải luôn được quan tâm.

Ths Nguyễn Thị Thùy Linh cùng các đồng sự thuộc Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ra các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ cận và sau thu hoạch nhằm cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản đối với quả vải thiều.

Sau 3 năm nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục trong các khâu chăm sóc, xử lý, thu hái, bảo quản và tiêu thụ quả vải thiều trên địa bàn các xã Giáp Sơn, Hồng Giang, Trù Hựu, Nghĩa Hổ, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phun kết hợp phân bón lá Multipholate nồng độ 2,0 g/l (phun hai lần vào thời điểm sau đậu quả 30-35 ngày và 40-45 ngày) và chất điều hóa sinh trưởng Retain (AVG) nồng độ 0,83 g/l (phun 1 lần vào thời điểm sau đậu quả 65-70 ngày), ths Linh cho biết.

Ths Linh cũng cho biết thêm, thời điểm thu hoạch thích hợp của quả vải thiều vào khoảng ngày thứ 90-95 sau khi đậu quả. Xử lý lạnh sơ bộ cho quả vải thiều ngay sau khi thu hái bằng nước đá 5±2oC bổ sung dung dịch NaClO 0,05 % trong thời gian 3 phút sau đó đóng trong thùng xốp loại 30 kg, lót túi PE để vận chuyển.

Xông 1-MCP với nồng độ 700 ppb, thời gian 10 giờ và tinh dầu sả nồng độ 0,2%, thời gian 30 ngày sau đó bao gói bằng túi LDPE đục lỗ 0,2% diện tích (khối lượng 2 kg/túi). Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4±1oC, độ ẩm 85-90%. Xử lý ra kho hạn chế nâu hóa quả vải thiều trong dung dịch axit xitric 0,3%, thời gian 2 phút. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho quả vài thiều sau bảo quản. 

Từ các kết quả này sẽ tạo tiền đề và tăng năng lực trong việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và bảo quản các loại rau quả khác nhằm có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu quả tươi sẵn có ở nước ta. Đặc biệt góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ rau quả cũng như cung cấp cho con người các sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, giàu dinh dưỡng tự nhiên. 

Vải thiều sau khi được bảo quản

Việc đưa vào ứng dụng thử nghiệm tại các cơ sở là một trong những công đoạn cần thiết để đánh giá hiệu quả cũng như tính thích ứng của các kết quả vào thực tế. Giúp các cán bộ kỹ thuật và công nhân có thể nâng cao năng lực tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và tăng sức cạnh trạng trên thị trường. 

Ngoài ra, góp phần vào giải quyết các vấn đề đăng được quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay đó là vấn đề tổn thất sau thu hoạch. Góp phần tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người sản xuất, tăng kinh ngạch xuất khẩu trong nước và giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra thế giới. Quy trình công nghệ bảo quản của đề tài sẽ kích thích ngành trồng trọt phát triển, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, giảm hoặc không thải chất độc hại ra môi trường. 

 
Tác giả bài viết: HT

Các bài viết khác