Trang chủ >> Hội thi sáng tạo kỹ thuật >> ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN Viết tóm tắt và toàn văn giải pháp (công trình, đề tài) tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hưng Yên lần thứ II, Năm 2018

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN Viết tóm tắt và toàn văn giải pháp (công trình, đề tài) tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hưng Yên lần thứ II, Năm 2018

26/06/2018 | 2394

  1. Tên giải pháp (Viết ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được bản chất của giải pháp dự thi).
  2. Tháng, năm tạo ra giải pháp: Tháng…năm…giải pháp được triển khai thực hiện?
  3. Đặt vấn đề (Phần này cần nêu rõ nguyên nhân, lý do tạo ra giải pháp):
  • Nêu nguyên nhân, lí do (hoặc cơ sở lí luận) cần thiết phải đưa ra giải pháp hoặc vì sao phải nghiên cứu sáng tạo ra giải pháp này?
  • Do nhu cầu xã hội hoặc do các nhu cầu khác (nếu có) cần thiết phải có giải pháp, công trình.
  1. Những giải pháp đã biết (phần này cần nêu theo bố cục):
    1. Những giải pháp tương tự ở trong nước đã biết (nếu có)
  • Tóm tắt giải pháp đã biết ở trong nước;
  • Ưu, nhược điểm của các giải pháp trong nước đã biết.

(Chú ý phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp trong nước đã biết để nêu bật tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi).

    1.  Những giải pháp tương tự ở nước ngoài đã biết (nếu có):
  • Tóm tắt giải pháp đã biết ở nước ngoài;
  • Ưu, nhược điểm của các giải pháp nước ngoài đã biết.

(Chú ý phân tích ưu điểm của các giải pháp nước ngoài đã biết để nêu bật những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp dự thi).

Nếu là quy trình công nghệ thì nêu tóm tắt quy trình, công nghệ trong nước, nước ngoài đã biết để tiện so sánh với quy trình, công nghệ dự thi (nêu quy trình, công nghệ; ưu và nhược điểm của quy trình, công nghệ đã biết; chú ý nêu phần nhược điểm cần khắc phục của quy trình, công nghệ đã biết để so sánh với quy trình, công nghệ dự thi…).

  1. Mô tả giải pháp dự thi (đây là nội dung chính của giải pháp dự thi)
  • Nêu quy trình công nghệ, kỹ thuật dự thi và sơ đồ quy trình công nghệ dự thi (nếu có) hoặc điểm mới, sáng tạo về kỹ thuật của giải pháp dự thi.
  • Phân tích những ưu điểm hơn hẳn của giải pháp dự thi so với quy trình công nghệ, kỹ thuật đã biết (nếu có).
  1. Những điểm mới, sáng tạo của giải pháp
  • Nêu rõ những điểm mới hơn hẳn so với quy trình, giải pháp đã biết (mới về thời gian, kỹ thuật, khoa học, công nghệ, thao tác, sử dụng…); đặc biệt chú ý nêu rõ tính ưu việt hơn hẳn của giải pháp dự thi so với giải pháp đã biết.
  • Nêu rõ tính sáng tạo (nếu có): Nếu là quy trình công nghệ, kỹ thuật đã có ở Việt Nam hoặc nước ngoài lần đầu tiên ứng dụng ở Hưng Yên thì cần tập trung nêu rõ những sáng tạo, cải tiến của quy trình dự thi so với quy trình công nghệ, kỹ thuật ban đầu.
  1. Hiệu quả kinh tế, xã hội
    1. Hiệu quả kinh tế

Nêu rõ hiệu quả kinh tế của giải pháp dự thi, chú ý so sánh hiệu quả kinh tế với các công trình, giải pháp đã biết (tính trung bình/năm hoặc trên đơn vị sản phẩm…); biểu bảng so sánh hiệu quả kinh tế (nếu có).

    1. Hiệu quả xã hội

Có những giải pháp rất khó tính toán hiệu quả kinh tế, nên phải tập trung phân tích nêu rõ hiệu quả xã hội về các mặt đời sống, môi trường, tạo việc làm, giảm chi phí thời gian (đặc biệt, trong các lĩnh vực giáo dục, y tế rất khó tính toán hiệu quả kinh tế cụ thể).

  1. Ứng dụng và nhân rộng

Giải pháp đã được triển khai áp dụng ở đâu? Thời gian tới khả năng nhân rộng như thế nào? (đối với những quy trình, công nghệ đã được chuyển giao, ứng dụng: Đưa các hợp đồng chuyển giao, ứng dụng vào phần phụ lục để chứng minh khả năng ứng dụng rộng rãi của giải pháp).

  1. Kết luận

Nêu tóm tắt khoảng 1/2 – 01 trang, chú ý nêu khái quát lại những điểm mới, điểm sáng tạo, hiệu quả kinh tế - xã hội, khả năng ứng dụng của giải pháp vào đời sống xã hội.

( Chú ý: Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, ngoài các giải pháp sáng tạo trong quản lý, sáng tạo phương pháp dạy và học,…các giải pháp dự thi năm 2016, 2017, 2018 nên tập trung vào các sáng tạo cải tiến đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, đồ chơi mẫu giáo, trẻ em… ).

                                                                           Hưng Yên, ngày…..tháng…năm 2018

Xác nhận của cơ quan                                        Tác giả (hoặc đại diện nhóm tác giả)

(hoặc Chính quyền địa phương)                                               (Ký và ghi rõ họ tên)


Các bài viết khác