Trang chủ >> Tin trong nước >> ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN

08/02/2018 | 1940

Đây là nội dung các cuộc Hội thảo do Liên hiệp các Hội KH&KT Tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức trong tháng 7-8/2017 vừa qua tại các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú ...

Đây là nội dung các cuộc Hội thảo do Liên hiệp các Hội KH&KT Tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức trong tháng 7-8/2017 vừa qua tại các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Bình và Đại Từ. Tham dự Hội thảo có các phòng ban chuyên môn liên quan tại địa phương, hiệu trưởng và đại diện cha mẹ học sinh của các cấp học vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng kinh tế xã hội (KT -XH) đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT Tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND các huyện đồng chủ trì hội thảo.

Đ/C Ma Thị Nguyệt – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội Thảo 

tại huyện Phú Bình ngày 20/7/2017

Tại tỉnh Thái Nguyên, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong thời gian qua đã tác động đến nhiều mặt (phát triển cơ sở giáo dục, kiên cố hóa trường lớp, …) nhiều đối tượng tham gia giáo dục (trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên,…). Ngoài các chế độ, chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các đề án, dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn, các tổ chức, cá nhân đóng  góp cho giáo dục,… Các chính sách tập trung quan tâm tới các đối tượng người nghèo, DTTS ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn và các đối tượng thiệt thòi khác đã thực sự đi vào cuộc sống, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, giảm nghèo đối với vùng DTTS&MN. Đối tượng thụ hưởng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Thực hiện chính sách tại các địa phương được đảm bảo không phát sinh mặt tiêu cực, mặt trái đối với xã hội.

Các đại biểu dự hội thảo đã nêu lên những thuận lợi cũng như khó khăn về sự tác động của hệ thống các cơ chế, chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh vùng DTTS&MN, vùng KTXH ĐBKK như: Việc xác định các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu, vận dụng khác nhau về đối tượng và địa bàn thụ hưởng. Các Quyết định phê duyệt các xã đặc biệt khó khăn đều theo Chương trình 135, nhưng tại Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 03 khu vực dân tộc thiểu số và miền núi lại theo trình độ phát triển; Việc quy định học sinh phải ở lại trường (trọ học) mới được hưởng chế độ chính sách trong Nghị định không hợp lý tạo ra sự mất công bằng đối với học sinh; Đối tượng thụ hưởng chính sách trong trường mầm non chưa mở rộng đến trẻ nhà trẻ…v.v…Từ đó, các đề xuất, kiến nghị đã được chủ trì Hội thảo đánh gía cao như: Đề nghị nghiên cứu để hợp nhất các văn bản sau: Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 và Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ kinh phí để xây dựng bếp ăn, nhà ăn tập thể, kinh phí phục vụ nấu ăn để tổ chức nấu ăn cho học sinh được hưởng chính sách; Tăng mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay mức hỗ trợ thấp: 120.000đ/trẻ) lêm mức 200.000đ/trẻ/tháng; Sửa đổi, điều chỉnh một số định mức qui định tại Thông tư 109/2009/TTLTBTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 cho phù hợp với thực tế hiện nay….

Các ý kiến tại Hội thảo của các địa phương trên địa bàn Tỉnh sẽ là kênh thông tin quan trọng, đóng góp cho bản khuyến nghị của Liên hiệp các Hội KH&KT Tỉnh về “Tư vấn, phản biện chính sách về phát triển giáo dục – đào tạo (cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên” gửi UBND tỉnh và các cơ quan liên quan./.

Nguồn tin: Hoàng Ngân – Tổng Thư ký


Các bài viết khác